Một ngày ở PyeongChang 2018

     PyeongChang, Jeongseon và Gangneung, ba huyện của tỉnh Gangwon, cách Seoul gần 300km về phía đông, được chọn là nơi tổ chức Thế vận hội mùa đông Olympic và Paralympic PyeongChang 2018. Trong tiếng Hàn Pyeongchang được viết liền nhau nhưng Hàn Quốc quyết định viết hoa chữ C để tránh hiểu lầm với Pyeongyang – thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Có một câu chuyện bi hài là một phái đoàn đến PyeongChang đã mua vé đến Pyeongyang và phải giải quyết sự cố mới rời khỏi Triều Tiên và đến Hàn Quốc được.
Linh vật của Paralympic PyeongChang 2018
     Đúng nghĩa là lên núi cao xa xôi hẻo lánh buồn thúi ruột. Khi mà Seoul đang vào mùa xuân ấm áp thì trời Pyeongchang tuyết rơi lất phất, gió lạnh run run. Các địa điểm thi đấu cũng như bến xe cách khá xa nhau từ 15 – 20km nhưng ban tổ chức rất chu đáo, chuẩn bị xe đưa đón miễn phí giữa các khu vực. Khi mình hỏi thăm khi nào xe chạy đến nơi thi đấu, cô tình nguyện viên vui vẻ nói bây giờ chạy nè con, và thế là 1 bác tài xế và 4-5 hành khách trên xe 50 chỗ =))), có khách là chạy bất chấp thời gian.
Phố núi buồn hiu hắt

Trạm xe bus

Khu vực đưa đón du khách
     Khu vực thi đấu Jeongseon Alpine Center của môn snowboard nằm trên một ngọn đồi cao lộng gió. Phía ngoài là đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn du khách đi lại và các gian hàng phát dụng cụ cổ vũ miễn phí cho du khách. Ban tổ chức cũng khôn khéo quảng bá văn hóa địa phương ở sự kiện này. Có một khu trưng bày các loại đặc sản của vùng, bên trong có nghệ sĩ trình diễn Arirang – bài hát truyền thống xưa của Hàn, cùng với đó là phục vụ cà phê và các loại trà địa phương. Nhấp thử một chén trà, không biết là làm từ loại cây gì, mình thấy có mùi rau dền =)))). Và để phục vụ nhu cầu sống ảo của giới trẻ, có một máy in hình miễn phí phục vụ du khách.
Quầy giới thiệu đặc sản địa phương

Sản vật địa phương
Trình diễn nhạc truyền thống Arirang


Trà truyền thống
     Để vào được khu vực thi đấu, du khách phải trải qua khâu kiểm tra an ninh như ở sân bay và đi cáp treo lên khán đài. Nơi thi đấu nằm khá cao nên phải mất thời gian đi bộ hoặc kết hợp cáp treo mới có thể tới được. Hàn Quốc cho xây dựng một khán đài khá rộng lớn phục vụ cho khán giả, bên cạnh là các khu vực thiết yếu bán đồ lưu niệm, đồ ăn và nhà vệ sinh.

Đường vào khu vực thi đấu

Đường vào khu vực thi đấu
Khán đài cho cổ động viên

Sân thi đấu snowboard

     Nhìn các vận động viên khuyết tật ở tay và trượt ván một cách điệu nghệ mình thật thán phục. Trên khán đài là đội ngũ cổ động viên hùng hậu của nước chủ nhà, được chia thành nhiều nhóm cổ vũ cho các quốc gia khác, xen kẽ là các cổ động viên đến từ các nước khác, theo quan sát đa phần là du khách đến từ Nhật, Mỹ và châu Âu. Nhiều tình nguyện viên khá ngạc nhiên khi du khách người Việt Nam có mặt tại đại hội thể thao mùa đông và mình cũng ngạc nhiên như thế =)))). 


Bạn tình nguyện viên nhiệt tình và vui vẻ
     Những câu chuyện xoay quanh cái tên Việt Nam cũng thú vị. Chẳng hạn cậu thanh niên tình nguyện viên “Hết cờ Việt Nam rồi anh ơi, cầm đỡ cờ Hàn cổ vũ nhe”, thảo mai hết sức, Việt Nam có thi đấu đâu mà ban tổ chức chuẩn bị cờ =))). Chuyện bác tài xế chạy xe kể rằng con trai đang làm việc ở Việt Nam hay chuyện bà chủ quán ăn kể có một nhân viên người Việt trong quán là những chuyện bên lề thú vị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Paris, Eiffel và đôi bờ sông Seine